Khi xây dựng website bạn thường được coder hay các công ty thiết kế web tư vấn là để lập 1 website sẽ cần Hosting và Domain. Vậy Domain là gì? Domain có vai trò như nào cho sự hình thành và phát triển website của bạn? Qua bài viết sau đây Oha Like xin chia sẻ cho bạn những kiến thức tổng quát về domain và các thông tin hữu ích khác.
Domain là gì?
Nội dung
Domain là gì? Domain còn được biết đến với tên gọi là “Tên miền”. Chính là địa chỉ trang web, mà mọi người sẽ gõ vào thành URL để truy xuất đến trang web của bạn.
Domain được thể hiện bằng các ký tự hay chữ số trong bảng chữ cái thay cho địa chỉ IP của máy chủ. Bởi IP của máy chủ là một chuỗi dãy số dài khó nhớ, ví dụ: 192.159.20.24…Khi tìm kiếm địa chỉ này, thay vì phải nhớ chuỗi ký tự này, bạn chỉ cần nhập vào domain là đã có thể truy cập được.
Tổ chức chịu trách nhiệm về Domain là ai?
Người đứng sau bảo đảm sự hoạt động hợp pháp của Domain chính là ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). Đây là tổ chức phi lợi nhuận quản lý DNS và thực hiện các chính sách về Domain trên toàn thế giới.
Tổ chức ICANN sẽ cấp phép cho các công ty Domain Name Registrars – đơn vị bán domain. Công ty bán này sẽ thay mặt người mua đăng ký và thực hiện những thay đổi với cơ quan đăng ký Domain. Họ có thể bán, quản lý hồ sơ, gia hạn và chuyển nhượng cho các công ty đăng ký Domain khác.
Các loại Domain hiện nay như thế nào ?
Domain phổ biến nhất hiện nay là .com. Ngoài ra, còn có nhiều lựa chọn khác như: .org (dành cho tổ chức chính phủ), .net (dành cho công ty phần mềm, ứng dụng), .info ( giới thiệu doanh nghiệp), ngoài ra còn các tên miền chỉ địa danh quốc gia như .VN (Việt Nam); .JP (Japan)…
Tuy nhiên, khuyến khích người dùng nên sử dụng domain .com vì các lý do:
Sự phổ biến có khoảng 85% website trên thế giới đang sử dụng tên miền này, nó cũng được xếp hạng ưu tiên hơn trên bảng phân loại của Google.
Đáng tin cậy và hợp pháp.
Website dễ được ghi nhớ hơn.
Duy trì được sự ổn định cho trang web.
Tên miền cấp 1
Là Domain cấp cao (TLD): Tên miền cấp cao nhất là phần cuối cùng sau dấu chấm của một tên miền và là phần mở rộng domain được liệt kê ở cấp cao nhất trong DNS. Các TLD phổ biến nhất là .com. Bao gồm nhiều loại:
ccTLD – Tên miền cấp quốc gia được sử dụng theo quốc gia cụ thể như: .uk, .us…
gTLD – Tên miền cấp cao dùng chung: ví dụ như .gov, .net, .org, .biz, .tech.
uTLD – Tên miền cấp cao không được tài trợ: .biz, .pro, .name, .info.
Tên miền cấp 2
Phía dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp 2 (SLD). Tên miền cấp hai là những tên đứng ngay bên trái .com, .net và những tên miền cấp cao nhất khác. Ví dụ: domain.com thì domain là tên miền cấp 2.
Tên miền cấp 3
Tên miền cấp 3 là tên miền được viết ngay bên trái tên miền cấp hai. Có thể có cả tên miền cấp 4, cấp 5, không giới hạn,…
Cách thức hoạt động của Domain là gì?
Sau khi đã hiểu được Domain là gì? chúng ta tìm hiểu đến cách thức hoạt động của nó ra sao. Bạn nhập domain vào trình duyệt web, nó sẽ gửi một yêu cầu đến mạng global gồm các máy chủ DNS. Sau đó máy chủ tìm kiếm các nameserver liên kết với domain và chuyển tiếp các yêu cầu tới đó.
Các Nameserver do công ty hosting nơi bạn mua quản lý. Nó sẽ trả về máy tính địa chỉ IP máy chủ chứa website của bạn. Máy chủ web sẽ xử lý request, tìm nạp trang web và các phần thông tin liên quan đến nó. Cuối cùng, nó sẽ gửi dữ liệu này trở lại trình duyệt.
Lý do cần phải có Domain là gì?
Vậy lý do doanh nghiệp cần phải có domain là gì? Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đưa thông tin doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của mình lên Internet – một cách có đầu tư và sự sở hữu. Khi có domain riêng, doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Các tiêu chí để lựa chọn Domain là gì?
Domain là một trong những yếu tố để khách hàng nhận diện thương hiệu và ghi nhớ doanh nghiệp nhiều hơn. Vậy tiêu chí để lựa chọn domain là gì nhằm đạt hiệu quả cao trong xây dựng website và truyền thông?
Đặt tên miền ngắn, gọn, dễ nhớ khoảng 6 – 12 ký tự là đẹp: giúp người dùng dễ phân biệt và tìm kiếm, không nên sử dụng ký tự đặc biệt và số.
Tên miền phù hợp với lĩnh vực hoạt động: Tên miền liên quan và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, công ty, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Từ đó, tránh được những hiểu lầm, lầm lẫn cho khách hàng khi truy cập vào website của công ty.
Đăng ký kết các tên domain có liên quan đến tên miền của công ty để tránh bị trùng lặp và người dùng khác sử dụng tên miền tương tự gây rối loạn, hiểu nhầm.
Domain chứa từ khóa: ví dụ làm về du lịch có thể để tên domain cấp 2 là booking, local…
Giúp người dùng dễ nhớ và xử lý nhanh thông tin.
Bài viết trên đã lý giải đầy đủ thông tin về thắc mắc “Domain là gì?”, cách thức hoạt động và các thông tin cần thiết và liên quan đến domain hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên Oha Like đã giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về domain cũng như kinh nghiệm để sở hữu ngay cho mình một domain cho riêng mình.
Cách tra cứu thông tin Domain đã được sở hữu hay chưa ?
Bạn đọc hãy truy cập link sau : https://vnnic.vn/whois-information
Sau đó ấn nút tìm kiếm , nếu kết quả hiện ra thông tin của nhà đăng ký thì bạn không đăng ký mới được, ngược lại nếu không hiện bạn có thể đăng ký được.