Tất cả ae trong ngành SEO & Marketing chắc chắn biết TGDD có rất nhiều từ khóa lên TOP, khiến doanh nghiệp của họ mang về một khoản thu nhập lớn.
Điều gì làm nên sự thành công ấy? Và chiến lược marketing của Điện Máy Xanh là gì để khiến họ thành công áp đảo trên thị trường điện máy Việt nam như hiện nay. Qua bài viết này Oha Like xin chia sẻ tới bạn một số đánh giá, phân tích mà chúng mình thu thập được, dựa trên các công cụ phân tích.
Điều gì làm nên sự thành công ấy? Và chiến lược marketing của Điện Máy Xanh là gì để khiến họ thành công áp đảo trên thị trường điện máy Việt nam như hiện nay. Qua bài viết này Oha Like xin chia sẻ tới bạn một số đánh giá, phân tích mà chúng mình thu thập được, dựa trên các công cụ phân tích.
Phân tích mô hình SWOT của thegioididong
Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…
Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điểm mạnh (Strengths)
Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của thegioididong, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.
Thương hiệu lâu đời
Điểm mạnh đầu tiên của thegioididong là thương hiệu lâu đời và được khách hàng tin dùng.
Ra đời từ năm 2004, trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, thương hiệu thegioididong hiện đã được nhiều khách hàng biết tới và tin tưởng. Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao cùng với chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả, thegioididong đã từng bước đạt được thị phần lớn và chiếm được lòng tin của khách hàng.
Chiến lược Marketing hiệu quả
Thegioididong cũng đã triển khai nhiều chiến lược Marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.
Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, tập trung vào content marketing và tối ưu SEO cũng như tối ưu trải nghiệm khách hàng, thegioididong đã thành công trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình thay vì đối thủ cạnh tranh.
Điểm yếu (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh, thegioididong cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục. Điểm yếu của thegioididong có thể được kể đến như sau.
Vòng quay hàng tồn kho giảm
Với hơn 80% lượng hàng tồn kho tồn trữ dưới dạng các sản phẩm điện tử vào cuối quý I/2020, việc kiểm soát và luân chuyển hàng tồn kho nhanh chóng là bài toán mà thegioididong phải giải quyết trước khi lượng hàng tồn kho này sụt giảm giá trị do các mẫu mới đời sau được tung ra thị trường.
Cấu trúc bên trong chi nhánh còn nhỏ
Một điểm yếu khác của thegioididong là cấu trúc bên trong chi nhánh còn nhỏ. So với các đối thủ khác như FPT hay Viettel, thegioididong cần mở rộng hơn các chi nhánh của mình để có thể cạnh tranh với đối thủ một cách hiệu quả hơn.
Cơ hội (Opportunities)
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, thegioididong có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau.
Thị trường điện máy phát triển
Ngành điện máy là thị trường đầy tiềm năng với giá trị hiện khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, gấp ba lần thị trường điện thoại, và vẫn còn nhiều khoảng trống để doanh nghiệp tham gia. Nếu như ở các thành phố lớn nhịp độ bán lẻ đã khá cao thì các doanh nghiệp vẫn đang tìm cơ hội mở rộng kênh bán hàng về các tỉnh, thành.
Thách thức (Threats)
Bên cạnh cơ hội thì thegioididong cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của thegioididong có thể được liệt kê như sau.
Mức độ cạnh tranh cao
Một thách thức lớn mà thegioididong phải đối mặt đó là mức độ cạnh tranh cao trong thị trường. Thách thức từ những đối thủ cạnh tranh trong ngành điện tử gia dụng phải kể đến: Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Chợ Lớn,…
Sức ép lớn đến từ nhà bán lẻ nước ngoài
Ngoài việc các công ty lớn ngành E-Commerce với chiến lược chi phí thấp như Lazada (Alibaba), Shopee (SEA Group) và Tiki (JD.com), những công ty thương mại điện tử có uy tín từ thị trường phát triển như Rakuten (Nhật), AeonEshop (Nhật), Lotte (Hàn Quốc) và thậm chí là Amazon (Mỹ) cũng sẽ tham gia trong dài hạn, góp phần đưa các sản phẩm có nguồn gốc chất lượng vào thị trường và tạo sức ép cạnh tranh đáng kể cho miếng bánh E-Commerce Việt Nam trong những năm tới.
Vì sao website Thế giới di động load nhanh ?
Front-end được tối ưu cực tốt!
Lý do TGDĐ có tốc độ tải trang chóng mặt như vậy là vì front-end đã được optimize rất kĩ! Chúng ta hãy cùng thử phân tích xem:
1. Kích thước của trang vô cùng nhỏ
Khi mở Chrome Dev Tools của tgdd, ta sẽ thấy những request từ browser đến server
Với một trang web bán hàng, quá trời hình ảnh, tổng lưu lượng tải từ HTML, CSS, JS cho tới ảnh chỉ là 478 KB, tức là chỉ bằng một tấm hình, kinh khủng chưa?
Quan sát kĩ một tí size ảnh, các bạn sẽ thấy ảnh của thegioididong rất nhỏ, chỉ tầm 20-60kb. Điều này cho thấy các ảnh đã được optimize rất kĩ. Họ cũng không dùng các thư viện như bootstrap để … giảm dung lượng trang.
Ngoài ra, trang còn áp dụng Lazy load nên khi các bạn cuộn xuống mới load các ảnh bên dưới. Do vậy, browser chỉ cần tải banner và 4,5 tấm ảnh phía trên, giúp giảm được lưu lượng kb rất nhiều!
2. Xử lý CSS và Javascript đúng cách
Quan sát kĩ hơn, ta thấy thegioididong không hề tải file CSS nào, mà bỏ toàn bộ file CSS vào header. Làm như vậy, khi load xong HTML, browser không cần phải tải CSS mà có thể render ngay luôn.
Đây là một mẹo tăng tốc khá hay mà ít người biết. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể đọc bài này: Bỏ CSS vào head – Thời gian render giảm từ 378ms đến 225ms).
Do web chỉ có HTML tĩnh, không cần dùng JS để render nên file JavaScript được để phía dưới cùng, thêm tag defer. Tag này giúp browser thoải mái render HTML trước rồi mới chạy JavaScript.
3. Cache everything
Kiểm tra kĩ hơn, các bạn sẽ thấy những tài nguyên như ảnh, CSS, JS đều có head cache-control=31536000, tức browser sẽ cache các tài nguyên này trong 1 năm.
Do vậy, khi load lại trang, browser không cần phải tải lại ảnh, CSS, JS này nữa. Vừa đỡ nặng server, vừa tăng tốc độ tải. Đúng là một công đôi việc nhỉ?
- Optimize dung lượng tải trang (từ hình ảnh cho tới CSS, JS)
- Hạn chế dùng thư viện để giảm lưu lượng cần tải
- Thêm CSS vào head, javascript không cần thiết thì để cuối trang.
- Cache tất tần tật đủ mọi thứ
Nếu thấy hay và bổ ích hãy cho mình 1 Like và 1 chia sẻ
Cảm ơn bạn đã Cùng đồng hành cùng Oha Like